Vận Chuyển Thiết Bị Điện Gió Lớn Nhất Việt Nam Về Hướng Hóa, Quảng Trị

27/09/2021

PPL vượt đường dốc, cầu dài và nhiều địa hình trắc trở khác để vận chuyển 12 tuabin gió lớn nhất Việt Nam, riêng máy phát tua bin gió nặng tới 103 tấn. Từ cảng Hòn La, Quảng Bình, nơi PPL bốc dỡ hàng, các tuabin gió được vận chuyển theo một tuyến đường phức tạp hơn 227 km đến nơi lắp đặt tại nhà máy điện gió Amaccao ở Quảng Trị. Nhà máy điện gió Amaccao 1 công suất 49,2 MW cung cấp năng lượng tái tạo cho hơn 136.743 hộ gia đình tại Quảng Trị.

Nội dung

1. Chủ đầu tư Amaccao giao việc vận chuyển thiết bị dự án điện gió Goldwin

Chủ đầu tư Amaccao giao PPL toàn bộ công việc logistics gồm khai thuê hải quan, giải phóng tàu nhanh, trung chuyển từ tàu ra bãi cảng, vận chuyển từ bãi cảng lên công trường… tất cả 12 tuabin điện gió Goldwin, công suất tối đa lên tới 4,1 MW. Đây là những tuabin gió trên bờ lớn nhất Việt Nam cho đến nay, chiều cao 141,176 mét từ đế đến đỉnh, cánh quạt dài 76,293 mét và đường kính đế lên tới 5,534 mét.


Ảnh: Hạ ống tua bin điện gió siêu trường siêu trọng từ tàu xuống bãi cảng

2. Độ khó khi vận chuyển dự án điện gió

Vận chuyển dự án điện gió là các tuabin có kích thước và độ phức tạp rất lớn, phải sử dụng xe chuyên dụng: mooc chở cánh quạt điện gió, rơ mooc rút, rơ moc tự hành, đầu kéo MAN đặc chủng,… và đội ngũ vận tải hàng siêu trường siêu trọng nhiều kinh nghiệm. Có rất nhiều công trình khó vận chuyển qua trên tuyến đường, đặc biệt là hai cây cầu dài, Gianh (dài 746,4 mét) và Quan Hau (dài 549 mét), đều có chiều rộng 12 mét. PPL đã chọn 16 rơ moóc tự hành trục thủy lực (SPT) để giảm tải, cho phép vận chuyển an toàn qua cầu bằng cách chia đều tải trên các bánh xe. Tất cả các cây cầu trên đường đi đã được kiểm tra đánh giá trọng tải, tuổi đời, độ bền, độ an toàn, trong giai đoạn khảo sát  để lập kế hoạch đảm bảo an toàn để chịu được tải trọng xe đi qua cầu.


Ảnh: Trung chuyển hàng siêu trường cánh tua bin điện gió từ tàu ra bãi cảng Hòn La

Một thách thức khác trên đường mà đội dự án vận chuyển siêu trường siêu trọng của PPL đối mặt là đoạn đường trên núi độ dốc lên tới 13%, cả lên và xuống dốc, đường thì ngoằn nghèo. Công việc càng khó khăn hơn ở các đoạn đường đất, vật liệu trên mặt đường lỏng lẻo, dễ sạt lở khi xe chạy qua. Chính ở những địa hình phức tạp như thế này, đầu kéo MAN chuyên dụng phát huy sức mạnh 250 tấn, tương đương 640 mã lực khi đi lên dốc.

Ảnh: Trung chuyển ống trụ điện gió siêu trường siêu trọng bằng xe MAN chuyên dụng


Ảnh: Vận chuyển ống trụ tua bin điện gió siêu trường siêu trọng

Ở các đoạn lên dốc, lực kéo nặng hơn, PPL đã sáng tạo bằng cách thêm đầu kéo thứ 2 và đầu đẩy thứ 3 trên cùng 1 xe mooc để đảm bảo lực kéo và an toàn trong vận chuyển. Đoạn đường xấu dài gần 12 km là đoạn đường đất đi từ tỉnh lộ vào bãi phụ gần công trường xây dựng, có nhiều khúc cua liên tiếp, độ dốc liên tục thay đổi, mới là đoạn phức tạp nhất của toàn bộ quá trình vận. Tài xế xe tải chở các bộ phận tuabin gió phải có nhiều kinh nghiệm và cực kỳ lành nghề. Riêng dự án này, việc đồng bộ hóa ba chiếc xe đầu kéo khiến công việc trở nên khó khăn gấp ba lần. Tại PPL, các tài xế xe tải phải có kinh nghiệm ít nhất bốn năm mới chuyển sang lái xe siêu trường siêu trọng vận chuyển thiết bị điện gió. Nhờ giải pháp sáng tạo của PPL kết hợp nhiều đầu kéo ở các đoạn đường phức tạp và sức mạnh đầu kéo MAN chuyên dụng, công việc logistics vận chuyển siêu trường siêu trọng cho dự án điện gió Amaccao dù đầy thách thức vẫn hoàn thành đúng tiến độ, với chi phí tốt nhất.

Ảnh: Hoàn thành vận chuyển thiết bị điện gió về Hướng Hóa, Quảng Trị

3. Các nguồn lực sử dụng trong dự án

Phương tiện – thiết bị
Rơ mooc
Rơ mooc thủy lực tự hành 16 trục
Rơ mooc thủy lực tự hành 15 trục
Rơ mooc thủy lực tự hành 13 trục
6 rơ mooc lùn
Rơ mooc rút 4 trục  46m
Rơ mooc rút 10 trục
2 adapter vận chuyển cánh quạt tua bin gió
Phương tiện chuyên dụng
2 đầu kéo MAN chuyên dụng
4 đầu kéo Hyundai Trago
4 đầu kéo SITRAK
Đội ngũ
45 chuyên gia của PPL

Bình luận