Dự án ngành điện

Là nước đang phát triển, nền kinh tế Việt Nam liên tục mở rộng các cơ sở sản xuất, ngành công nghiệp điện lực cũng phải đầu tư tương ứng để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Do đó, số lượng các dự án ngành điện trên khắp Việt Nam cũng không ngừng tăng lên.

1.Thách thức trong vận tải ngành điện

 

Dự án ngành điện mới kết hợp giữa xây dựng và công nghệ phát triển cao, đa dạng nhiều lĩnh vực từ dầu khí, thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện, điện rác, hệ thống truyền tải, trạm biến áp,… Mỗi dự án vận tải xây dựng ngành điện đều có những thách thức và cơ hội đặc thù để tăng hiệu suất chuyển đổi điện năng và hiệu quả đầu tư, để giảm chi phí toàn bộ dự án ngay từ bước lập kế hoạch vĩ mô và thiết kế mô đun hóa máy móc.

● Việc giảm thời gian vận chuyển từ đó tiết kiệm thời gian xây dựng và lắp đặt, tiến độ đóng điện nhanh hơn, lợi nhuận đầu tư ROI cũng cao hơn.

● Cơ sở hạ tầng cũ kỹ (đường, cầu, các chướng ngại vật như dây điện,…), cộng với thay đổi về chính sách vĩ mô về phát triển năng lượng tại Việt Nam (dự thảo quy hoạch điện 8).

● Khi vận chuyển dự án ngành điện cần đồng bộ hóa với chuỗi cung ứng thiết bị từ nhiều nguồn sản xuất khác nhau trong và ngoài nước đến công trường xây dựng, luôn tuân thủ quy chuẩn an toàn, quy định an toàn giao thông và luật môi trường.

 

Trong nhiều dự án ngành điện, các thiết bị siêu trường siêu trọng như tua bin, máy phát điện được lắp đặt sẵn chứa các bộ phận máy móc bên trong. Công nghệ năng lượng mới thường được xây dựng ở những nơi khó tiếp cận nên có nhiều thách thức riêng trong quá trình vận chuyển.
 

Ảnh: Bốc dở ống trụ điện gió siêu trường siêu trọng tại cảng Hòn La.

 

Ví dụ, trong dự án điện gió trên núi ở miền Trung gần đây, các kỹ sư đã phải vận chuyển 12 tua bin điện gió lớn nhất Việt Nam, riêng cánh quạt dài 76,293 mét, và đường kính trụ 5,534 mét, chỉ trong vòng 1 tháng qua lộ trình dài hơn 227km từ cảng Hòn La đến bãi trung chuyển gần nơi thi công, vẫn phải đảm bảo an toàn khi đi qua nhiều con dốc ngoằn nghèo, cầu dài, gió ở gần bãi thi công, trước khi mùa mưa bão tới.

 

2. Lợi thế khi PPL chịu trách nhiệm dự án

 

● PPL có 6 chi nhánh chiến lược trải dài khắp Việt Nam từ Bắc: Hải Phòng, miền Trung: Hà Tĩnh, Đà Nẵng và miền Nam tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, tất cả đều có kho bãi, đảm bảo an toàn và phương tiện vận chuyển hoạt động 24/7

● Các kỹ sư của PPL có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển siêu trường siêu trọng nên đảm bảo được dự án hoạt động hiệu quả ngay từ ngày đầu.

● Sáng tạo trong các giải pháp kỹ thuật vận chuyển, kết hợp nhiều thiết bị chuyên dụng, lên kế hoạch chi tiết, phối hợp công việc giữa các bộ phận vận chuyển (cảng, hải quan, xe đầu kéo, mooc,…) nên PPL giảm thiểu được rủi ro, chi phí và thời gian thi công cho khách hàng.

● PPL có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với các hệ thống cảng biển dọc Việt Nam.

Dù dự án vận chuyển loại hình nhà máy điện nào, nếu hợp tác sớm ngay từ đầu, PPL sẽ giúp giảm thiểu chi phí và đảm bảo tổng thể dự án vận chuyển an toàn, hoàn thành đầy đủ và đúng tiến độ.

Ảnh: Hạ ống trụ điện gió siêu trường siêu trọng lên rơ mooc tại cảng Nam Vân Phong.
 

Với mạng lưới trên khắp cả nước, chúng tôi cung cấp dịch vụ vận chuyển đa phương thức, và giao hàng đầu cuối tới tận nơi đến bất kỳ địa điểm nào trên Việt Nam. Cho dù bạn cần vận chuyển toàn bộ trang trại điện gió đến tận chân công trình, hay chỉ cần thay thế một bộ phận SKID cho giàn khoan dầu khí ngoài khơi, chúng tôi đều có thể thực hiện được.

 

3. PPL luôn đi đầu trong công nghệ và chất lượng

 

● PPL luôn tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn QHSE và đã đạt chứng chỉ ISO 45001: 2018, ISO 14001: 2015 và ISO 9001: 2015 do UKAS cấp.

● Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nhân viên, tăng cường nhận thức an toàn, áp dụng các quy chuẩn bảo vệ môi trường. Với đội ngũ tận tâm và giàu kinh nghiệm, chúng tôi quản lý toàn diện quá trình vận chuyển từ lúc khảo sát, lên kế hoạch tới khi hoàn thành, trên phạm vi Việt Nam lẫn các nước trong khu vực Đông Dương: Lào, Camphuchia.

● Hệ quản lý chất lượng QHSE của PPL đảm bảo dịch vụ vận tải chúng tôi cung cấp ổn định và đạt chất lượng quốc tế. Các phương án vận chuyển của PPL không chỉ khả thi mà còn hiệu quả cao về chi phí, vì đã bao gồm cả việc đánh giá rủi ro và may đo phù hợp với yêu cầu và hiện trạng của từng dự án.

 

Ảnh: Họp Toolbox trước ca làm việc vận chuyển dự án nhà máy điện.
 

Các kiện hàng dự án xây dựng nhà máy điện thường rất nhiều, chứa trong nhiều container, đi cùng đó là thiết bị rời siêu trường siêu trọng như máy biến áp, hub, tua bin. Đa số PPL nhận hàng, được vận chuyển bằng tàu từ nơi sản xuất ở nước ngoài, tại cảng và vận chuyển tới chân công trình. Trung bình, mỗi dự án thường kéo dài một năm do nhiều yếu tố kinh tế xã hội, môi trường và các cơ quan chính phủ liên quan. Một số trường hợp đặc biệt chúng tôi có thể hoàn thành vận chuyển nhà máy điện gió trong khung thời gian gấp rút 1 tháng, hoặc với dự án nhà máy nhiệt điện lớn có thể kéo dài tới 4 năm. Hầu hết các trường hợp dự án ngành điện đều là yêu cầu vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trường siêu trọng.

 

4. Một số dự án ngành điện tiêu biểu mà chúng tôi đã và đang thực hiện tại Việt Nam là:
 

● Vận chuyển điện gió

● Load out các cấu kiện dầu khí

● Thủy điện: chuyển đổi động năng và thế năng của dòng nước, thác nước và thủy triều thành điện năng. Tua bin thủy lực chuyển hóa năng lượng dòng chảy thành năng lượng cơ học. Máy phát điện chuyển hóa năng lượng cơ học của tua bin thành điện năng. Các thành phần cơ bản trong vận chuyển dự án thủy điện là: tuabin thủy điện và máy phát điện.

● Năng lượng mặt trời: Khi mặt trời chiếu vào bảng điều khiển năng lượng mặt trời, năng lượng từ ánh sáng mặt trời sẽ được các tế bào PV trong bảng hấp thụ. Năng lượng này tạo ra các điện tích di chuyển để phản ứng với điện trường bên trong tế bào, gây ra dòng điện. Các thành phần chính của trang trại năng lượng mặt trời là các tấm pin mặt trời, cáp điện, bộ biến điện, bộ acquy trữ điện, bộ điều khiển sạc.

● Nhà máy nhiệt điện: chạy bằng nhiệt năng từ lò đốt than hay khí tự nhiên, dầu, thậm chí là rác thải (điện rác). Lò đốt làm nóng hơi nước, tạo động năng quay tuabin, truyền động tới máy phát để sản xuất điện.

● Vận chuyển máy biến áp: Máy biến áp có công suất định mức cao và điện áp trên 123 kV thường được vận chuyển không dầu (thùng chứa đầy nitơ hoặc không khí khô) và không có ống lót, thiết bị bảo quản và thiết bị làm mát. Máy biến áp lắp đặt ở trạm biến thế để thay đổi hiệu điện thế của dòng điện từ cao áp (khi truyền tải từ nhà máy điện) thành điện áp bình thường khi đến người tiêu thụ.

 

Liên hệ: Trụ sở chính:
Địa chỉ: Lầu 5A, Tòa nhà Master Building, số 41–43 Trần Cao Vân, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP HCM
Số điện thoại: (+84) 283 823 2828 | Fax: (+84) 283 823 2626
Email: info@ppl.com.vn
Website: www.ppl.com.vn
Nội dung