[DỰ BÁO] Điện gió - Đóng góp trung hòa carbon cho Việt Nam vào năm 2050

14/01/2022

Ngày 1/11/2021, tại Glasgow, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có tuyên bố tạo nên lịch sử: “Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.”

Nội dung

Hiểu thế nào về “Phát thải ròng bằng 0” ?

Theo Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), phát thải ròng bằng 0 là “Khi lượng phát thải CO­­2 do con người gây ra được cân bằng trên toàn cầu bằng cách loại bỏ CO­­2 trong một khoảng thời gian nhất định.” Nói đơn giản hơn là cần cân bằng giữa lượng khí nhà kính con người đưa vào bầu khí quyển và lượng khí nhà kính thải ra khỏi bầu khí quyển.

Tiến tới mức phát thải ròng bằng 0 có nghĩa là chúng ta phải có thể phát thải vào bầu không khí một lượng khí quyển làm sao có thể bù đắp bằng các quá trình loại bỏ khí nhà kính từ bầu khí quyển.

Ví dụ: Trồng rừng hoặc sử dụng các công nghệ thu hồi khí nhà kính là một biện pháp để loại bỏ khí nhà kính ra khỏi bầu khí quyển. 

Phát thải ròng bằng 0 là gì?

Việt Nam và trung hòa carbon

Việt Nam đã đặt ra mục tiêu hướng tới phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050. Đây có thể nói là một bước ngoặt, một sự tái định hướng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với xã hội và phù hợp với tinh thần của thời đại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về BIến đổi khí hậu COP26
(Nguồn: VnExpress)

Để thực hiện được mục tiêu này, ngay khi trở về từ Glasgow, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công thương ban hành các cam kết COP26 trong chính sách Quốc hội, điều này ngụ ý sẽ có bản sửa đổi đáng kể của Dự thảo Phát triển Điện lực.

Việt Nam đã ký Tuyên bố chuyển đổi năng lượng than đá sang năng lượng sạch toàn cầu, cam kết chuyển đổi để dừng sản xuất than không có công nghệ lọc CO­­2  trong năm 2040 (hoặc sớm nhất có thể), ngừng cấp giấy phép mới cho các dự án nhiệt điện than không có công nghệ lọc CO­­2  mà chưa hoàn tất quá trình phê duyệt tài chính, cũng như kết thúc các chính sách mới hỗ trợ trực tiếp của chính phủ cho ngành công nghiệp nhiệt điện than quốc tế không qua công nghệ lọc CO­­2 . 

Làm thế nào để có thể đạt được mức phát thải ròng bằng 0?

Để có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, cần thúc đẩy việc chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than và khí bằng các năng lượng tái tạo một cách kinh tế, sạch và đáng tin cậy.

Và có thể thấy, ngành điện gió hiện nay là một giải pháp hữu hiệu trong các bước chuyển đổi từ nhiệt điện chạy bằng than và khí sang các năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Điện gió - Đóng góp trung hòa carbon cho Việt Nam vào năm 2050

Đề xuất giải pháp phát triển điện gió - Trung hòa carbon ngành năng lượng

Theo tính toán của ông Kadelas, 2017 thì điện gió có mức phát thải carbon thấp nhất so với các nguồn điện khác như than, dầu, khí, hạt nhân, thủy điện, điện mặt trời. Điện gió trên bờ -9g/kWh, điện gió ngoài khơi -16g/kWh, trong khi đó điện gió than là 1050g/kWh, gấp gần 100 lần so với điện gió.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, tiềm năng kỹ thuật điện gió của Việt Nam là rất lớn có thể đạt trên 500GW (trên đất liền là 42GW, điện gió ngoài khơi của Việt Nam là 475GW ở các vùng biển cách bờ tới 200km).

HIện nay, đến cuối năm 2021 trong hệ thống điện quốc gia đã có tổng cộng 84 nhà máy điện gió với tổng công suất 3980,27MW mới được công nhận và vận hành thương mại. Cuối năm 2021 có tổng công suất trên 4.100MW điện gió giúp giảm thiểu hàng triệu tấn carbon.

Trong báo cáo “Lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi cho Việt Nam” do WB công bố 12/6/2021 thì Việt Nam có thể trở thành một quốc gia có ngành điện gió ngoài khơi với kịch bản cao 70 GW đến 2050 thành công với giá thành sản xuất điện thấp, giảm thiểu hàng tỷ tấn carbon, nội địa hóa đến 70%, công suất điện có thể đạt 35% trong hệ thống điện của Việt Nam.

Tương lai phát triển không ngừng của ngành điện gió tại Việt Nam

Với triển vọng về nguồn năng lượng tái tạo điện gió trên bờ và ngoài khơi rất lớn đến hơn 500 GW, và cam kết phát thải carbon trung hòa 2050, cùng với đó là sự phát triển thành một trung tâm điện gió ngoài khơi của Thế giới, nguồn năng lượng điện gió siêu nhỏ carbon, Việt Nam cần gấp rút bổ sung các dự án điện gió trên bờ và trên biển vào trong Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 và Quy hoạch điện VIII.

Chúng ta có thể thấy rằng, điện gió có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu hướng tới phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về BIến đổi khí hậu COP26. Việc phát triển điện gió giúp giảm thiểu hàng trăm triệu tấn carbon từ nhiệt điện, giúp Việt Nam có thể thực hiện hóa giảm carbon ngành năng lượng nói riêng, trung hòa carbon nói chung đến 2050 và tạo nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp điện gió.

Bình luận