Vận Chuyển Thiết Bị Điện Gió Dự Án Đắk N’Drung (1,2,3) Nhanh Như Gió Dù Đường Xấu

27/09/2021
Các tua bin điện gió tại Đắk N’Drung tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, cao 137 mét từ đế tới đỉnh, cánh quạt dài 76,5m nặng 16 đến 22 tấn. Việc vận chuyển 10 tua bin gió khổng lồ, công suất tối thiểu 3,7 MW là công việc đầy thử thách với ban điện gió của PPL. Thêm nữa, thời tiết mùa mưa, đường đi nhập bùn càng làm dự án khó hoàn thành đúng tiến độ. PPL đã rất nỗ lực và sáng tạo trong quá trình vận chuyển thiết bị điện gió để dự án Đắk Nông đóng điện đúng tiến độ.
Nội dung

1. Hiện trạng các tua bin điện gió cần vận chuyển

Các tua bin điện gió tại Đắk N’Drung tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, cao 137 mét từ đế tới đỉnh, cánh quạt dài 76,5m nặng 16 đến 22 tấn. Việc vận chuyển 10 tua bin gió khổng lồ, công suất tối thiểu 3,7 MW là công việc đầy thử thách với ban điện gió của PPL. Thêm nữa, thời tiết mùa mưa, đường đi nhập bùn càng làm dự án khó hoàn thành đúng tiến độ. PPL đã rất nỗ lực và sáng tạo trong quá trình vận chuyển thiết bị điện gió để dự án Đắk Nông đóng điện đúng tiến độ.
 

Ảnh: Bốc xếp ống trụ điện gió tại cảng Nam Vân Phong
 
Đóng điện dự án 300 MW điện gió, cung cấp năng lượng sạch cho tỉnh Đắk Nông theo đúng kế hoạch là thành tích đáng tự hào của đội ngũ vận chuyển PPL. Ngoài việc phải đối mặt với những những cơm như trút nước trong quá trình vận chuyển và khu vực bãi tạm ngập sâu trong bùn sau những cơn mưa thì việc xin giấy phép vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng như thiết bị điện gió là cả một quá trình. Trọng lượng, kích thước vật thể vượt khổ cho phép của đường bộ Việt Nam theo quy chuẩn 41. Nên để được vận chuyển, lưu thông trên đường của các thiết bị này, thì đội ngũ kỹ thuật PPL cần khảo sát kỹ lộ trình, đưa ra phương án vận chuyển cùng với thiết bị phù hợp để xin giấy phép của Tổng cục đường Bộ hoặc Sở GTVT các tỉnh.
 
Ảnh: Bốc dỡ cánh quạt điện gió tự tàu xuống mooc cánh

2. Kinh nghiệm vận chuyển thiết bị điện gió từ năm 2014

Nhà máy điện gió thường ở vùng xa xôi hẻo lánh như dự án điện gió Dak N’Drung (1,2,3) ở huyện Dak Song, tỉnh Đak Nông, Việt Nam trong khi các nhà máy sản xuất thiết bị điện gió lại nằm tại Trung Quốc. Ngay từ khi mới thành lập công ty năm 2014, chúng tôi đã tham gia vận chuyển điện gió và có nhiều kinh nghiệm logistics điện gió trên bờ (onshore). Dịch vụ vận chuyển dự án điện gió của PPL bao gồm xử lý thủ tục hải quan, trung chuyển thiết bị từ tàu vào bãi cảng, vận chuyển từ bãi cảng lên công trường, các thiết bị bao gồm: nacelle, các ống trụ, cánh quạt gió, cáp, hub, biến áp, máy phát, đế, quạt làm mát, thang, cẩu và các thiết bị khác.
 

Ảnh: Lashing ống trụ điện gió siêu trường siêu trọng
 
Khối lượng công việc trong dự án vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng thiết bị điện gió là rất nhiều và phức tạp, cần sử dụng thiết bị chuyên dụng, đầu kéo mạnh và đội ngũ kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm. Tại Mỹ, trung bình vận chuyển xây dựng một trang trại điện gió trên bờ công suất 300MW cần tới 1.300 chuyến xe tải, 280 toa xe lửa và 8 chuyến tàu biển. Tuy nhiên trong dự án Đak Nông, chỉ có duy nhất phương tiện đường bộ để vận chuyển tuabin. Lái xe đầu kéo chuyên dụng có sức kéo và công suất lớn, kéo theo mooc rút để tải trọng của hàng hoá có thể dàn đều lên mặt đường trong quá trình duy chuyển, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm. Tất cả lái xe dự án điện gió của PPL đều có kinh nghiệm tối thiểu 4 năm lái xe container và các xe siêu trường siêu trọng tương tự, và khả năng xử lý tình huống xảy ra trên đường.
 

Ảnh: Mooc cánh vận chuyển cánh quạt tua bin gió

Những công đoạn để thực hiện dự án

Ngay từ khi bắt đầu dự án vận chuyển điện gió, các chuyên gia của chúng tôi đã khảo sát, lên kế hoạch sơ bộ cảng biển, tuyến đường, địa hình công trường để đảm bảo kiện hàng tới đích an toàn, trong điều kiện tốt nhất. Điều cốt yếu khi xử lý, vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng và thiết bị phức tạp là đảm bảo an toàn. Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, PPL có thể quản lý mọi bước của dự án và dự đón mọi tình huống có thể xảy ra, từ đó phòng ngừa rủi ro.
 

Ảnh: Vận chuyển cánh quạt điện gió siêu trường siêu trọng vào bãi Đăk Nông

Thực hiện các công đoạn dự án

Để vận hành trơn tru và tối ưu thì công việc được chia tải giữa các kỹ sư vận tải, lái xe đầu kéo, quản lý dự án và thư ký dự án. Để tối ưu hóa chi phí thì chỉ điều động nhân sự tài mỗi pha của dự án khi cần tới khối lượng công việc đó. Dù đã chuẩn bị kỹ cho mọi tình huống có thể lường trước, PPL vẫn phải vượt qua thử thách khó lường là thời tiết. Vùng núi Dak Nông mưa nhiều bất thường vào tháng 7. Việc vận chuyển thiết bị điện gió trong ngày mưa tầm tã của tỉnh Đắk Nông phải tạm dừng khi trời mưa, sau mưa việc vận chuyển đã khó nay còn khó hơn. Đường ướt làm hạn chế tốc độ di chuyển của xe đầu kéo và mooc, nguy cơ đường trơn trượt rất cao, nên lái xe phải đi chậm. Sau cơn mưa lớn, khu vực thi công và bãi tạm trở thành 1 vũng đầm lầy gây khó khăn cho việc vận chuyển. Địa hình thay đổi không thể đặt những linh kiện của tuabin xuống đất. Ngay lúc đó PPL đã quyết định triển khai nhân sự tập trung toàn bộ nguồn lực để loại bỏ lớp bùn đất trên bề mặt thi công của dự án, đặt hệ thống thoát nước ở khu vực đó,  tất cả các lối đi của xe đầu kéo và moóc vào khu vực thi công đều được trải đường chịu lực để đảm bảo đường đi an toàn.
 

Ảnh: Hạ cánh quạt điện gió siêu trường siêu trọng vào bãi Đăk Nông

Đó là niềm tự hào mà PPL có được trong sự nghiệp vận chuyển ( logistics ) của mình. Luôn đáp ứng và thích nghi nhanh với mọi tình huống, yêu cầu của dự án nhằm đạt kết quả tất nhất có thể. Nhờ có trang thiết bị hiện đại, nhân lực nhiều kinh nghiệm và ứng phó nhanh, PPL đã có thể hoàn thành dự án vận chuyển điện gió Đak Nông đúng tiến độ, đóng điện thương mại trong năm 2021.

3. Các nguồn lực sử dụng trong dự án

NGUỒN LỰC
RƠ MOOC
Rơ mooc thủy lực tự hành 17 trục
6 Rơ mooc lùn
Rơ mooc rút 4 trục ≥ 46m
2 adapter vận chuyển cánh quạt tua bin gió
THIẾT BỊ CHUYÊN DỤNG
2 đầu kéo MAN chuyên dụng
4 đầu kéo Hyundai Trago
5 đầu kéo SITRAK
ĐỘI NGŨ
40 kỹ sư + công nhân PPL

Bình luận