[TƯ VẤN] Những quy định vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng
Trước khi tiến hành tìm hiểu và tiến hành vận chuyển những mặt hàng siêu trường siêu trọng, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu những quy định về vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng.
Hàng siêu trường siêu trọng là gì?
Theo Điều 12, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về Quy định về hàng siêu trường siêu trọng đã chỉ ra:
“Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:
- Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;
- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
- Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt hàng đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.”
“Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.”
Hàng siêu trường, siêu trọng
Quy định vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng
1. Quy định đối với trách nhiệm của đơn vị vận tải
Đơn vị chịu trách nhiệm vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng cần đáp ứng đủ các yếu tố sau đấy:
1. Có đăng ký kinh doanh và phải có đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Có đủ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, lái xe, công nhân lành nghề để sử dụng phương tiện và các thiết bị công nghệ chuyên dụng.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án (khảo sát vị trí địa hình nơi xếp dỡ, điểm đỗ, hành trình chạy xe, tốc độ xe đi, giờ đi…) vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng để bảo đảm an toàn cho người, hàng hóa và các công trình giao thông.
Đơn vị vận tải
2. Quy định về trách nhiệm của bên gửi hàng
1. Bên gửi hàng phải có trách nhiệm thông báo cho bên vận tải về địa điểm xếp dỡ hàng, kích thước, trượng lượng hàng.
2. Chịu trách nhiệm về nhãn hiệu gửi hàng (tên, địa chỉ, nơi gửi và nhận hàng, trọng lượng, kích thước, yêu cầu bảo quản, phương pháp xếp dỡ,...)
3. Phối hợp với bên vận tải để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong khi thực hiện.
3. Quy định trong việc cấp giấy phép lưu hành
1. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng chỉ được cấp giấy phép lưu hành trên các đoạn, các tuyến đường bộ cụ thể và trong những trường hợp đặc biệt, khi mà không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác hoặc không còn phương án vận chuyển nào phù hợp hơn để vận chuyển trên đoạn, tuyến đường bộ đó.
2. Không cấp giấy phép lưu hành cho xe quá khổ giới hạn đối với trường hợp chở hàng hóa có thể tháo rời không thực hiện các biện pháp bắt buộc khi tham gia giao thông trên đường bộ.
3. Không cấp giấy phép lưu hành xe cho cá nhân, tổ chức là chủ phương tiện, người thuê vận tải hoặc người vận tải gây ra hư hỏng công trình đường bộ do xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ mà chưa hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục hư hỏng công trình đường bộ.
4. Quy định về phương tiện vận chuyển
Theo Điều 13, Thông tư 6/2015/TT-BGTVT về Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng có quy định:
1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
2. Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.”
Phương tiện vận chuyển
5. Quy định trong quá trình lưu hành phương tiện trên đường bộ
Theo Điều 14, Thông tư 6/2015/TT-BGTVT về Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ có quy định:
1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định về lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ.
2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).
3. Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:
a) Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;
b) Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.
4. Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:
a) Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;
b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.
Trên đây là một số quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kỹ càng hãy liên hệ với PPL để được tư vấn miễn phí.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Long Sơn, Kỳ Long, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Việt Nam
SĐT: +84 2393 864858
Fax: +84 2393 864859
Email: info@ppl.com.vn
Bình luận