Tập đoàn CIP với tham vọng phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

16/01/2023

La Gàn của Liên doạn Asia Petro (Việt Nam), Novasia (Pháp) và CIP (Đan Mạch) ở Bình Thuận được đánh giá là một trong những dự án điện gió ngoài khơi phát triển sớm nhất tại Việt Nam.

Nội dung

Mục tiêu ở Việt Nam

Dự thảo Quy hoạch điện VIII đã không phát triển điện mặt trời, chỉ tăng công suất điện gió, trong đó có điện gió ngoài khơi đạt 7GW vào năm 2030 (gồm có khoảng 4.000 MW ở Vịnh Bắc Bộ và khoảng 3.000 MW dọc trên thềm lục địa phía Nam).

Nhưng đến thời điểm này, chỉ có 3 dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam được chính thức cấp phép: Một là, trang trại điện gió ngoài khơi Kê Gà (Thăng Long offshore Wind) của Enterprize Energy (Anh) ở Bình Thuận với quy mô 3.400MW, tổng mức đầu tư ước tính gần 12 tỷ USD. Hai là, trang trại điện gió ngoài khơi Mainstreams - Phú Cường Sóc Trăng với quy mô 1.400MW, tổng mức đầu tư 3,5 tỉ USD.

Ba là, trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn của Liên doanh Asia Petro (Việt Nam), Novasia (Pháp) và CIP (Đan Mạch) ở Bình Thuận với quy mô công suất 3.500MW, vốn đầu tư ước tính lên đến 10 tỉ USD.

Tập đoàn CIP được phân bổ 500 MW công suất trong lượt đầu tiên của cuộc đấu thầu điện gió ngoài khơi Fengmiao Vòng 3 của Đài Loan

La Gàn được đánh giá là một trong những dự án điện gió ngoài khơi được phát triển sớm nhất tại Việt Nam, đã nhận được thư chấp thuận đầu tư của tỉnh, đồng thời cũng đã nộp giấy phép khảo sát ngoài khơi, đã nhận được tất cả các ý kiến đóng góp để hoàn thiện hồ sơ và hiện đang chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

CIP và COP đã làm việc với tỉnh Bình Thuận trong suốt một thời gian và mong muốn tiếp tục nâng cao mối quan hệ nhằm phát triển điện gió ngoài khơi và đóng góp vào nền kinh tế của tỉnh.

Ngoài dự án La Gàn ở Bình Thuận, Tập đoàn CIP còn dự kiến đưa vào lộ trình phát triển thêm hơn 10GW các dự án điện gió ngoài khơi khác ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

Kinh nghiệm tại thị trường quốc tế

Được đánh giá là tập đoàn quản lý quỹ năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới nên không chỉ có kế hoạch đầu tư ở Việt Nam, mới đây Tập đoàn CIP (Copenhagen Infrastructure Partners), phát đi thông báo họ đã được phân bổ 500 MW công suất trong lượt đầu tiên của cuộc đấu thầu điện gió ngoài khơi Fengmiao Vòng 3 của Đài Loan.

Nằm cách thành phố Đài Trung 35 km, công trình điện gió ngoài khơi này là dự án thứ ba của CIP tại Đài Loan, bắt đầu xây dựng vào năm 2025 và sẽ đi vào hoạt động từ năm 2027.

Ông Jesper Krarup Holst, Thành viên cấp cao của COP cho biết “Dự án Fengmiao sẽ được phát triển bởi Copenhagen Offshore Partners (COP), vốn là một công ty có năng lực mạnh trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi tại Đài Loan, đồng thời thể hiện cam kết liên tục của chúng tôi đối với thị trường Đài Loan và các mục tiêu của ngành điện gió ngoài khơi từ phía chính phủ Đài Loan,”.

Là đối tác phát triển điện gió ngoài khơi độc quyền của CIP, COP sẽ phát triển trang trại điện gió ngoài khơi Fengmiao với các công trình xây dựng dự kiến sẽ khởi động vào năm 2025 và hoạt động thương mại dự kiến vào năm 2027.

Kể từ khi tiến vào thị trường Đài Loan vào năm 2017, CIP này đã tích cực phát triển các dự án điện gió ngoài khơi. Vào tháng 4 năm 2018, họ giành được khoảng 900 MW công suất điện, bao gồm các trang trại điện gió ngoài khơi Changfang & Xidao (595 MW) và trang trại điện gió ngoài khơi Zhong Neng (298 MW). Tất cả các trang trại điện gió hiện đang trong giai đoạn xây dựng.

Ông Stuart Livesey, Giám đốc Quốc gia của COP Việt Nam cho biết: Kể từ khi gia nhập thị trường Đài Loan, CIP đã tích cực hợp tác với chính phủ Đài Loan và các doanh nghiệp trong nước để phát triển chuỗi cung ứng và thúc đẩy thị trường điện gió ngoài khơi. Để đạt được mục tiêu đề ra, chúng tôi sẽ áp dụng những kinh nghiệm tích lũy được ở các quốc gia khác một cách phù hợp vào thị trường Việt Nam và đóng góp vào việc tạo ra những tác động tích cực, thúc đẩy nền kinh tế trong nước.

 “Việc CIP đạt điểm cao nhất trong phiên đấu thầu dự án điện gió ngoài khơi Đài Loan chứng tỏ năng lực cao và uy tín của CIP trong lĩnh vực này. Chúng tôi cũng sẽ góp phần đạt được mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế không phát thải carbon tại các quốc gia phát triển dự án, cũng như ở Việt Nam thông qua hợp tác với chính quyền địa phương và chuỗi cung ứng để dự án có thể được triển khai kịp thời.”- Ông Stuart chia sẻ.

Cùng thời điểm, CIP đã thắng thầu khu vực phát triển dự án điện gió ngoài khơi cho công suất 1GW vào đầu tháng này tại bờ biển California. Đây là thương vụ điện gió ngoài khơi đầu tiên ở Bờ Tây Hoa Kỳ và cũng là thương vụ bán quyền phát triển dự án đầu tiên ở Hoa Kỳ để hỗ trợ các dự án điện gió ngoài khơi móng nổi ở quy mô thương mại.

Bình luận