Kiến nghị cho phép dự án điện gió, điện mặt trời đàm phán giá bán với EVN

30/07/2022

Bộ Công Thương đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để nhà đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời đàm phán điện và hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Nội dung

Mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản trình Thủ tướng Chính  phủ liên quan đến cơ chế đối với những dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp (những dự án còn dở dang, không kịp hưởng giá FIT).

Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tưởng chấp thuận để nhà đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời dở dang đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện với EVN.

Nhiều đề xuất được đưa ra cho điện gió và điện mặt trời

Theo thống kê của EVN và các địa phương, trong tổng số 78.121 MW công suất lắp đặt nguồn điện hiện có trên toàn quốc có: 

- 16.545 MW điện mặt trời (gồm 8.904 MW điện mặt trời tập trung và 7.660 MW điện mặt trời mái nhà).

- 4.126 điện gió đã đi vào vận hành, đã được hưởng giá FIT (giá mua điện ưu đãi) theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, theo như Bộ Công Thương cho biết, hiện nay vẫn còn nhiều dự án hoặc phần sự án điện gió, điện mặt trời đã triển khai thực tế nhưng không kịp thời hạn hưởng giá FIT. 

Trong đó có 62 dự án điện gió với tổng công suất 3.479 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng do giá FIT hết hạn nên chưa có giá bán điện. 5 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời với tổng công suất 452,62 MW đang chờ xác định giá điện.

Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn nhiều dự án khác đang triển khai dang dở. Chính vì vậy, Bộ Công Thương cho rằng, để tránh lãng phí đầu tư xã hội, cần thiết phải xác định cơ chế giá điện cho các dự án.

Ảnh minh họa

Bộ Công Thương đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ 4 vấn đề để giải quyết dứt điểm cơ chế cho các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp và tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư. Đồng thời định hướng cơ chế cho các dự án điện gió, điện mặt trời trong tương lai.

Vấn đề 1: 

Với những dự án chuyển tiếp, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cơ chế đã được báo cáo tại văn bản số 17 (ngày 27/01/2002).

Cụ thể là, nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành.

Vấn đề 2: 

Đối với những dự án điện gió và điện mặt trời sẽ triển khai trong tương lai, Bộ Công Thương đề nghị chấp thuận áp dụng cơ chế đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện tương tự như với các dự án chuyển tiếp. Điều này giúp bảo đám tính thống nhất của hành lang pháp lý với các dự án.

Vấn đề 3: 

Với các dự án đã được công nhận đi vào vận hành thương mại, Bộ đề nghị Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo để Bộ có cơ sở hướng dẫn rà soát, xem xét lại hợp đồng giữa EVN và các chủ đầu tư nhằm hài hòa lợi ích giữa bên bán - bên mua - người tiêu dùng điện và nhà nước.

Vấn đề 4: 

Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ có quyết định bãi bỏ các Quyết định số 13 và cơ chế phát triển ddienj mặt trời, Quyết định 37 và Quyết định số 39 về cơ chế phát triển điện gió.

Giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị dự thảo Quyết định, xin ý kiến các Bộ, ngành trình Thủ tưởng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ sở pháp lý trong việc đấu thầu mua điện như thế nào?

Khi đưa ra các đề xuất trên, Bộ Công Thương giải thích, phương án EVN đấu thầu mua điện chưa rõ cơ sở pháp lý Do đó, các đề xuất trên sẽ đảm bảo tuân thủ Luật và văn bản liên quan.

Theo Bộ Công Thương, cơ chế đấu thầu mua điện của các dự án đã có chủ đầu tư, đã triển khai dở dang chưa được quy định trong các văn bản pháp luật bao gồm: Luật Điện lực, Luật Giá, Luật Đầu thầu, Luật đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn liên quan. Nếu xây dựng quy định thì sẽ là một quy định mới hoàn toàn.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương còn cho biết, đới với phương án đấu thầu mua điện, trong quá trình xây dựng, Bộ nhận được nhiều phản hồi của các nhà đầu tư, hầu hết đều phản ứng mạnh, biểu lộ sự khồng đồng tình.

Bộ Công Thương chia sẻ: “Có ý kiến cho rằng, việc đấu thầu mua điện trong thời gian mấy năm là chưa có căn cứ pháp lý vững chắc, ảnh hưởng đến tính toán dòng tiền, khả năng hoàn vốn và trả nợ ngân hàng của các dự án đã triển khai.”

Theo TTXVN

Bình luận